Phong thủy

Phong thủy là học thuyết khoa học cổ điển đã xuất hiện từ rất lâu đời. Hình thành cách đây khoảng 6.000 năm. Phong thủy có trước âm dương ngũ hành và kinh dịch. Nhưng học thuyết phong thủy hoàn chỉnh bao gồm địa chất học, thiên văn học, toán học, vật lý học được xây dựng trên nền tảng phương đông là âm dương ngũ hành và bát quái. Có hai trường phái phong thủy lớn: 

- Hình thể: Xem xét phong thủy dựa trên bố cục sông núi, mạch núi mạch nước, địa hình xung quanh

- Lý: Xem xét bố cục âm dương bát quái, về hướng.

Hai học thuyết bổ trợ song song, cái này làm nền cho cái kia, không thể thiếu cái nào

Triết học phương đông dựa trên đặc tính của âm dương. Đặc điểm của triết học phương đông quy về âm dương hài hòa từ y học cho đến thiên văn học, nhân tướng học, tử vi, phong thủy học đều lấy âm dương cân bằng làm chính, trong phong thủy rất coi trọng yêu tố âm dương cân bằng, tất cả những thứ về hính thế, lý học, tính toán làm sao cho nhà cửa mình ở, mảnh đất mình ở có sự cân bằng về âm dương ngũ hành. Tất nhiên là sự cân bằng động vì âm dương thì luôn chuyển động. Đạt đến trạng thái này gọi là trạng thái lý tưởng. Trong các môn khoa học Phương đông đều lấy con người là trung tâm của vũ trụ gọi là thiên-địa-nhân. Nhân là ở giữa, thiên địa là hai đầu. thậm chí còn coi con người là tiểu vũ trụ. Chịu sự chi phối của vũ trụ. Như vậy Phong Thủy chính là học thuyết nghiên cứu sự ảnh hưởng của trời đất đến con người, và làm sao để con người tránh được tất cả các cái xấu và phát huy được những cái tốt. Chính vì thế mà phong thủy chính là học thuyết thiên địa nhân hợp nhất. Bao gồm thiên khí, địa khí và nhân khí, chỉ cần thiếu một trong ba yếu tố thì phong thủy không hoàn hảo

Tóm lại, phong thủy chính là bộ môn nghiên cứu về môi trường sống là những diễn dịch của người Trung quốc xưa về môi trường sống tự nhiên với mục đích giúp con người canh tác hiệu quả hơn. Về cơ bản, phong thủy là hệ thống nghiên cứu rất kỹ về thế lực sức mạnh của tự nhiên như trời : về thời gian, đất : về không gian và khí của các trường năng lượng yếu tố tương tác với nhau như thế nào. Và mục đích của phong thủy là làm cân bằng các yếu tố này, khi đạt được sự cân bằng thì sẽ có được sức khỏe, tài lộc và mọi thứ trở lên tốt đẹp hơn. Về mặt từ nguyên, phong có nghĩa là gió là hiện tượng không khí chuyển động, và thủy là nước, là dòng nước tượng trưng cho hình thể. Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp của hàng loạt các yếu tố về địa hình, địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, làng phố...Giống như các môn khoa học phương đông, phong thủy cũng chịu tác động của dịch lý, âm dương ngũ hành. Dụng cụ chính của người thực hành phong thủy là la bàn hay còn gọi là la kinh, gồm nhưng vòng tròn đồng tâm chứa các thông tin trong phong thủy. Khi kết hợp các yếu tố phương tạo nên một ngôi nhà và năm xây nhà sẽ có được bản đồ phi tinh cho biết vận mệnh của ngôi nhà và những người sống trong ngôi nhà đó kết hợp với năm sinh của gia chủ. Tựu chung lại, phong thủy là một phần của văn hóa phương đông, khi hiểu biết nhiều hơn về phong thủy chúng ta sẽ chắt lọc được các yếu tố tích cực, loại bỏ được các yếu tố tiêu cực giúp cuộc sống được suôn sẻ, tốt đẹp hơn

Đánh giá bài viết
Chia sẻ bài viết
Xếp hạng: 4.8 · 4 đánh giá
Bình luận

Đừng bỏ lỡ

Bài viết về Phong thủy

Tết Thanh Minh năm 2023 là ngày nào? Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không?
Phong tục tập quán - 10/03/2023 09:28
Rất nhiều người cho rằng, Tết Hàn thực và Tết Thanh minh có cùng một nguồn gốc và có liên quan đến nhau. Vậy Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh? Mời bạn cùng Lịch Vạn Niên 365 theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
Có Nên Bốc Mộ Vào Dịp Tết Thanh Minh?
Phong thủy đời sống - 07/03/2023 13:44
Bốc mộ thời gian nào là tốt trong năm? Dịp thanh minh này có bốc mộc được không? Ngày giờ nào để bốc mộ cho tốt là câu hỏi mà con cháu còn sống luôn bận tâm khi muốn sang cát cho người thân đã khuất
Tết thanh minh: Tục lệ tảo mộ và ăn đồ nguội của người Việt
Phong tục tập quán - 07/03/2023 13:42
Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 và những lời chúc hay, ý nghĩa
Phong tục tập quán - 07/03/2023 13:28
​Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là ngày cánh đàn ông sẽ tặng những món quà ý nghĩa nhất dành cho người phụ nữ quan trọng của họ. Vậy ngày Quốc tế Phụ nữ có lịch sử như thế nào?
Cúng thần tài là ngày nào, bài cúng thần tài và những lưu ý không được quên trong ngày vía Thần Tài 2023
Phong tục tập quán - 30/01/2023 09:14
Theo phong tục tập quán của người Việt, để tỏ lòng biết ơn thành kính đến vị Thần Tài, cũng như cầu mong sự may mắn, phát tài, phát lộc ghé thăm, cứ đến mồng 10 tháng Giêng hằng năm, nhà nhà đều có những nghĩa cử rất đặc biệt, và gọi tên là ngày vía Thần Tài.
Cúng Tất niên ngày nào tốt 2023? Những việc nên làm, Các lưu ý, gợi ý một số món chay cúng tất niên văn khấn
Phong tục tập quán - 19/01/2023 22:10
Đây là nghi lễ quen thuộc và quan trọng trong những ngày cuối năm, đánh dấu một năm cũ sắp trôi qua và chào đón năm mới tươi sáng hơn. Là phong tục tập quán lâu đời và là nét văn hóa của dân tộc ta hàng ngàn năm nay. Thường thì tất niên ở nước ta được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch Âm (tức là ngày 30 tháng 12 Âm lịch, hay còn được gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 Âm lịch (ngày 29 Tết))
Cách sắm lễ, văn khấn Lễ tạ mộ phần vào những ngày cuối năm.
Phong tục tập quán - 19/01/2023 22:06
Những ngày giáp Tết, theo phong tục truyền thống mọi gia đình người Việt thường ra mộ tổ tiên để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới.
Chọn người xông đất đầu năm phù hợp
Phong tục tập quán - 14/01/2023 21:42
Xông nhà, xông đất đầu năm (hay có nơi còn gọi là đạp đất) là tục lệ lâu đời ở Việt Nam. Xuất phát từ quan niệm người Việt mình quan niệm rằng, ngày mồng Một, ngày đầu tiên của một năm, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm sẽ được tốt lành, thuận lợi
Ý nghĩa tục dựng cây nêu ngày Tết của dân tộc Việt Nam
Phong tục tập quán - 14/01/2023 21:40
Từ bao đời nay, đối với người Việt Nam, hình ảnh cây nêu được coi là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết Nguyên đán ( Tết âm lịch). Nó gắn liền với một sự tích huyền thoại mang đậm tính nhân văn sâu sắc.
Cách làm lễ hóa vàng tiễn ông bà, tổ tiên khi hết Tết cho đúng
Phong tục tập quán - 14/01/2023 21:30
Theo truyền thống xưa, sau khi mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu vào ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu thì vào ngày 29 Tết), đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.
Chia sẻ